Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn đúng là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Khi răng sữa bị mòn cần kiểm tra và điều trị sớm để ngăn chặn diễn biến xấu đi. Tại nha khoa, tùy thuộc vào mức độ mòn của răng, nha sĩ sẽ tư vấn và đề xuất hướng điều trị phù hợp. 
Cha mẹ cần có cách xử lý kịp thời khi nhận thấy răng của con bị mài mòn
Dấu hiệu răng sữa bị mòn
Răng sữa bị mòn ở trẻ nhỏ kéo dài và khó nhận biết bằng mắt thường trong thời gian đầu. Chỉ đến khi răng sữa bị bào mòn rất nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì mới phát hiện được. Tuy nhiên, bố mẹ có thể phát hiện sớm thông qua một số dấu hiệu sau: - Bề mặt răng xỉn màu: Ở phần răng bị mòn để lộ ra dải màu trắng bị xỉn gần với viền nướu do mất đi lớp men. Tình trạng mòn càng trầm trọng, dải xỉn màu dần chuyển sang màu vàng, nâu hoặc đen. Răng xỉn màu rất dễ tiến triển thành sâu răng. - Răng sữa nhạy cảm hơn: Men răng bị mòn làm mất đi lớp bảo vệ khiến răng sữa trở lên nhạy cảm hơn. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và buốt răng, đặc biệt khi ăn nóng hoặc lạnh quá. - Nướu bị sưng: Ngoài dấu hiệu mòn men răng rõ ràng, nướu xung quanh chân răng sữa cũng sẽ bị tổn thương, sưng tấy hoặc chảy máu khi lớp men răng suy yếu. - Bé bị đau răng: Khi men răng bị bào mòn, lớp bảo vệ cho răng không còn tốt. Đặc biệt, chân răng mòn sẽ tác động đến vùng nướu dẫn đến đau răng.
Răng bị mài mòn làm ảnh hưởng đến nướu khiến trẻ bị đau nhức, khó chịu
Các giai đoạn phát triển mài mòn của răng sữa
Những dấu hiệu mài mòn không đồng loạt xảy ra mà hình thành theo từng giai đoạn cụ thể.
- Giai đoạn I: Phần men răng tại các răng cửa, răng nanh hay đỉnh của múi răng bắt đầu mài mòn. Bố mẹ có thể nhận ra khi quan sát phần mặt nhai của răng cửa bị gợn sóng, không bằng phẳng.
- Giai đoạn II: Số lượng răng bị mài mòn tăng lên và nhiều hơn, làm lộ rõ ngà răng bên trong.
- Giai đoạn III: Chiều cao thân răng giảm rõ rệt chỉ còn ⅔ so với kích thước bình thường.
- Giai đoạn IV: Thân răng gần như mất hoàn toàn chỉ còn đến ngang cổ.
Trường hợp trẻ nhỏ bị mài mòn 1 - 2 răng là tình trạng mài mòn cục bộ. Tuy nhiên, khi nhiều hoặc toàn bộ răng bị ảnh hưởng thì đó là hiện tượng mài mòn toàn thân. Nguyên nhân trẻ bị mòn răng sữa
Tình trạng răng sữa bị mài mòn xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
- Do di truyền: Men răng giữ vai trò là lớp bảo vệ ngoài cùng của răng giúp chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng men răng. Trẻ có cơ địa men răng mỏng và yếu bị bào mòn nhanh hơn.
Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai, người mẹ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chế độ ăn thiếu chất cũng dẫn đến tình trạng thai nhi không nhận đủ khoáng chất quan trọng. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của răng sau này.
- Do thói quen nghiến răng: Khi ngủ, trẻ có thói quen nghiến răng cũng tạo áp lực mạnh và liên tục lên bề mặt răng. Đặc biệt, răng sữa có lớp men mỏng sẽ càng làm suy yếu lớp bảo vệ răng. Không chỉ thế, nghiến răng làm giảm sự lưu thông nước bọt, dẫn đến độ pH trong miệng không cân bằng. Từ đó không thể ngăn chặn sự tấn công của acid gây tổn thương răng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Bố mẹ không chú ý đến việc vệ sinh răng miệng của con khiến thức ăn và vi khuẩn tích tụ, tạo thành mảng bám. Vi khuẩn sản sinh ra axit tấn công bào mòn lớp men, khiến răng sữa bị sâu.
- Ngậm bình sữa khi ngủ: Sữa từ bình sẽ chảy vào răng tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Lâu dần, men răng của trẻ bị mài mòn.
- Chế độ ăn uống không đúng cách: Thức ăn chứa hàm lượng đường cao trong bánh kẹo, sữa có đường sẽ chuyển hóa thành axit. Chúng tấn công trực tiếp vào lớp men khiến răng mòn và yếu đi. Bên cạnh đó, lớp men răng không đủ chắc chắn nếu chế độ ăn thiếu đi những dưỡng chất quan trọng như magie, canxi, vitamin D, fluor.

Chế độ ăn nhiều đường sẽ chuyển hóa thành axit tấn công vào men răng
Các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn trong giai đoạn con mọc răng để kịp thời phát hiện và tìm ra nguyên nhân khiến răng con trẻ bị yếu đi. Cách xử lý khi trẻ em bị mòn răng sữa
Thực tế, răng sữa của bé bị mòn sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và thẩm mỹ. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ một số cách xử lý sau đây khi nhận thấy răng sữa của con bị mài mòn. Đối với răng sữa bị mài mòn nhẹ Đối với trường hợp răng của trẻ bị mài mòn ở mức độ nhẹ, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau:
- Dùng bàn chải lông mềm, hướng dẫn con răng răng nhẹ nhàng từ trong ra ngoài để loại bỏ hết mảng bám trên bề mặt răng. Không nên đánh quá mạnh tay hay sử dụng bàn chải lông cứng bởi, điều này sẽ gây tổn thương thêm.
- Lựa chọn kem đánh răng chứa fluor, tái khoáng hóa men và ngà răng để tăng cường độ bền của men răng. Đặc biệt, tái khoáng quá sẽ bổ sung chất khoáng đang thiếu giúp phục hồi và bảo vệ răng tốt hơn.
- Súc miệng bằng nước muối ấm sau mỗi lần đánh răng bởi, trong nước muối có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa mòn răng.
- Thăm khám định kỳ tại nha khoa để kiểm tra, đánh bóng và loại bỏ cao răng. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ có chỉ định bôi fluor hoặc bạch diamin florua để bảo vệ răng.
Đối với răng sữa bị mài mòn nặng Khi răng bị mài mòn nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ mài mòn của răng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp. Hiện nay, hai phương pháp được sử dụng để khắc phục tình trạng này đó là tái khoáng mô răng hoặc hàn trám răng sữa.
- Trám răng: Bác sĩ sẽ loại bỏ đi phần răng bị mòn và dùng vật liệu composite trám lại. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, không chỉ chống mòn răng và còn ngăn chặn sâu răng tấn công.
- Tái khoáng mô răng: Tại nha khoa, răng sẽ được tái khoáng bằng cách bổ sung trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng một lượng florua nồng độ cao. Liệu pháp này chỉ mất từ 10 -15 phút nhưng hỗ trợ tái khoáng vị trí bị tổn thương sớm.

Nhận thấy răng của trẻ bị mủn cần đưa đến nha sĩ để trám hoặc tái khoáng mô răng
Nếu bố mẹ đang tìm kiếm một nha khoa đáng tin cậy, gần nhà thì có thể liên hệ đến NhaKhoaHub. Đây là nền tảng tìm kiếm nha khoa uy tín giúp bạn có thể lựa chọn nha khoa gần nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm, đơn vị chắc chắn sẽ mang đến những đánh giá chân thực về các nha khoa tại 63 tỉnh thành trên cả nước.Xem thêm: Cách hạn chế răng sữa của trẻ bị mòn
Muốn phòng ngừa tình trạng mòn men răng sữa cho bé, cha mẹ cần lưu tâm một số vấn đề sau:
- Khi trẻ lên 3 tuổi, giáo dục trẻ bảo vệ răng miệng đúng cách. Nhắc nhở trẻ không dùng răng để cắn, mở hay giữ những vật nhọn dễ gây tổn thương.
- Khuyến khích trẻ chải răng đúng cách, ít nhất 2 lần/ ngày.
- Hạn chế cho trẻ ăn những món ngọt hay quá chua vì như thế có thể làm yếu răng.
- Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều canxi và khoáng chất để răng phát triển.
- Đưa trẻ đi khám răng định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh lý răng miệng.
- Khi trẻ bú hoặc uống sữa xong nên dùng khăn mềm lau răng và nướu cho trẻ.
Cha mẹ biết cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn đúng thời điểm sẽ bảo vệ sức khỏe răng miệng để con phát triển toàn diện. Vì vậy, ngay từ khi con mọc chiếc răng đầu tiên, các bậc phụ huynh cần có kế hoạch chăm sóc răng miệng cho bé đều và đẹp. Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:Hotline: 0976 654 560
Email: [email protected]
Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội