iconCall
iconZalo
Gọi miễn phí
Chat trên Messenger
iconMess
Chat trên Zalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắn
Đăng vào 11/11/2024
Theo các bác sĩ, chân răng sữa sẽ dần tiêu biến khi trẻ đến độ tuổi thay răng. Vậy nên khi trẻ rụng răng sẽ không nhìn thấy phần chân này. Tuy nhiên, chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nên bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm. 

Phần chân răng sữa sẽ tự tiêu biến khi trẻ đến tuổi thay răng 

Phần chân răng sữa sẽ tự tiêu biến khi trẻ đến tuổi thay răng


Đặc điểm của răng sữa 


Răng sữa được biết đến là răng tạm thời trên cung hàm, thực hiện nhiệm vụ ăn nhai trước khi bé mọc răng vĩnh viễn. Liệu răng sữa có chân không khi chỉ tồn tại thời gian ngắn trên cung hàm? Tương tự như răng vĩnh viễn, chân của răng sữa có những đặc điểm sau: 

Vai trò của chân răng


Thực tế, chân răng sữa đóng vai trò quan trọng giúp răng đứng vững trên cung hàm. Có thể kể đến một số vai trò như: 

  • Hỗ trợ nhai và tiêu hóa: Chân của răng sữa chắc khỏe sẽ giúp trẻ nhai nghiền thức ăn, giai đoạn bắt đầu của quá trình tiêu hóa. Đây là điều vô cùng quan trọng, cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển ở trẻ. 

  • Phát âm: Cùng với lưỡi và môi, chân răng giúp trẻ phát âm được tròn vành rõ chữ. 

  • Thúc đẩy xương hàm phát triển: Quá trình răng sữa trồi lên sẽ kích thích sự phát triển của xương hàm và các mô xung quanh. Từ đó tăng cường sức mạnh và sự phát triển toàn diện của cấu trúc xương hàm. 


Cấu tạo của chân răng 


Phần chân của răng sữa không có men răng hay ngà răng mà được bao bọc bởi lớp xi măng bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp xương hàm. So với chân răng vĩnh viễn, phần chân của răng tạm thời mảnh và nhỏ hơn. Vậy nên, chúng yếu và dễ bị đứt gãy, bể vỡ khi chịu tác động lực bên ngoài. 

Số lượng chân của từng nhóm chân răng 


Tương tự như hệ răng vĩnh viễn, răng sữa có từ 1 đến 2 chân tùy thuộc vào vị trí của răng đó. Cụ thể: 

  • Răng cửa: Chúng được phân bố ở chính giữa hàm có sự cân đối cả trái phải, trên dưới. Do đó đều chỉ có một chân răng. 

  • Răng tiền hàm: Nhóm này nằm kế răng cửa ở cả hai bên trên dưới, dùng để cắn nhỏ thức ăn. Vì vậy, răng tiền hàm chỉ có 1 chân. 

  • Răng hàm: Chúng nằm ở trong cùng ở cả hai bên hàm. Để răng chắc khỏe, răng hàm trên có 3 chân và hàm dưới chỉ có 2 chân. Một số trường hợp ngoại lệ, có thể lên đến 4 chân răng. 


Mối quan hệ của chân răng sữa với răng vĩnh viễn 


Ngoài đảm bảo chức năng ăn nói, phát âm và tăng tính thẩm mỹ, răng sữa còn giữ chỗ nhằm định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng. Ở mỗi răng sữa luôn tồn tại một mầm răng vĩnh viễn ở dưới cung hàm. Đến tuổi thay răng sữa, chân răng sẽ tiêu dần và rụng nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. 

Trên thực tế, răng sữa và răng vĩnh viễn có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi: 

  • Trường hợp răng sữa rụng quá sớm trước giai đoạn thay răng, các răng bên cạnh sẽ xô lệch vào vị trí trống. Khi răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên sẽ thiếu chỗ dẫn đến khấp khểnh. 

  • Ngược lại, răng sữa rụng quá muộn sẽ làm khiến răng vĩnh viễn không có đủ khoảng trống để trồi lên. Từ đó, dẫn đến tình trạng mọc xiên, lệch trên cung hàm. 


Chân của răng sữa sẽ giữ chỗ cho đến khi răng vĩnh viễn trồi lên

Chân của răng sữa sẽ giữ chỗ cho đến khi răng vĩnh viễn trồi lên


Các bệnh lý thường gặp ở răng sữa


Giai đoạn trẻ mọc và thay răng sữa, bố mẹ cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bé bởi sẽ có nhiều vấn đề không lường trước xảy ra. 

Răng sữa không tiêu chân


Tình trạng răng sữa không tiêu xảy ra khi răng vĩnh viễn mọc sai vị trí nên không kích thích tiêu biến đi chân răng. Điều này kéo theo răng sữa không lung lay và rụng đi. 

Nếu các bậc phụ huynh nhận thấy, răng sữa vẫn bám chắc vào nướu và mầm răng vĩnh viễn dần nhú lên sai chỗ. Hãy đưa trẻ đến cơ sở nha khoa gần nhất để được các bác sĩ thăm khám cũng như chỉ định phương án can thiệp phù hợp. Phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong trường hợp này là nhổ bỏ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. 

Nhổ răng sữa còn sót chân răng có sao không? 


Theo quan niệm của nha sĩ, nhổ răng sữa còn sót chân răng không phải vấn đề đáng lo ngại. Khi răng vĩnh viễn trồi lên, cơ thể sẽ tự phản ứng nhằm tiêu hủy chân răng mà không hề làm ảnh hưởng đến răng mới mọc. Do đó, không cần tiến hành nạo chân răng, bởi việc cố tình can thiệp có khả năng làm tổn hại mầm răng vĩnh viễn. 

Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh cho phần chân răng đó. Vì vốn dĩ trong khoang miệng đã tồn tại nhiều vi khuẩn nên chân răng bị cắt ngang và vết thương hở sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Hệ quả là nhiễm trùng chân răng tại chỗ, nặng hơn chuyển sang áp xe lan rộng đến vùng hàm mặt. Nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu, suy đa cơ, thậm chí mất mạng. 

Phần chân răng còn sót sẽ không nguy hiểm khi có cách vệ sinh hợp lý 

Phần chân răng còn sót sẽ không nguy hiểm khi có cách vệ sinh hợp lý



Nhìn chung, đối với tình trạng răng sữa không tiêu hay chân răng còn sót sau khi nhổ thì phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Tại đó, bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra phương án giải quyết nhằm đảm bảo sức khỏe cho con. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một nha khoa đảm bảo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế nhưng chưa ưng ý. Hãy liên hệ đến NhaKhoaHub - nền tảng review nha khoa được hàng triệu khách hàng tin tưởng. Đơn vị này sẽ giúp bạn tìm kiếm một cơ sở nha khoa uy tín, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà bạn mong muốn. 
Xem thêm: Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé? Hướng dẫn nhổ đúng cách

Cách bảo vệ chân răng sữa


Để phần chân của răng sữa chắc khỏe không gặp bệnh lý răng miệng, bố mẹ cần lưu tâm một số vấn đề: 

  • Hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng kem đánh răng có fluoride. Sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch hiệu quả mà không gây tổn thương cho lợi.

  • Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm và đồ uống có lượng đường cao. Thay vào đó, khuyến khích trẻ ăn trái cây, rau củ và các thực phẩm bổ dưỡng khác.

  • Đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và nhận tư vấn phương pháp chăm sóc phù hợp.

  • Tham khảo ý kiến nha sĩ về việc sử dụng các sản phẩm chứa fluoride như nước súc miệng hoặc gel fluoride… để tăng cường bảo vệ cho răng.

  • Giải thích cho trẻ hiểu rằng việc chăm sóc răng miệng không chỉ giúp bảo vệ răng sữa mà còn là nền tảng cho sự phát triển răng vĩnh viễn sau này.


Như vậy, chân răng sữa có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của trẻ ở những năm tháng đầu đời. Do đó, cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc và theo dõi sát sao để con trẻ được sở hữu hàm răng đều đẹp.
Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:

Hotline: 0976 654 560

Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bùi Thị Ngọc Oanh
Facebook
Twitter
Tumblr
Instagram
Blogger
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.
Chia Sẻ