Hơi thở có mùi từ dạ dày liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa khiến dịch vị cùng thức ăn chưa tiêu hóa hết trào ngược lên vòm họng. Do đó, người bệnh cần sớm tìm ra nguyên nhân cụ thể để có phương pháp điều trị phù hợp. 
Hơi thở có mùi đẩy lên từ dạ dày liên quan đến đường tiêu hóa khiến dịch vị trào ngược lên vòm họng
Các biểu hiện của hôi miệng có nguồn gốc từ dạ dày
Bác sĩ cho biết, hôi miệng do hở van dạ dày hay các bệnh lý liên quan đến dạ dày sẽ có những triệu chứng sau:
- Ợ chua: Khi axit dạ dày trào ngược không chỉ gây cảm giác nóng rát mà còn mang theo mùi chua. Mùi hình thành do sự phân hủy của thức ăn chưa tiêu hóa làm sản sinh ra khí sulfur dẫn đến hôi miệng.
- Khó tiêu: Đầy bụng khiến thức ăn bị phân hủy lâu hơn trong dạ dày, tạo ra khí và hợp chất lưu huỳnh khó ngửi.
- Mùi không giảm dù đã đánh răng: Khi thức dậy và cảm nhận có hơi thở hôi từ dạ dày, cảm giác khó chịu là điều không ai mong muốn. Tình trạng này diễn ra thường xuyên và không biến mất dù đánh răng kỹ.
- Lưỡi trắng: Khi bị trào ngược dạ dày, dịch vị sẽ trào lên thực quản gây kích ứng niêm mạc miệng và lưỡi xuất hiện cặn trắng.
Những căn bệnh dạ dày khiến hơi thở có mùi
Mùi trong khoang miệng xuất phát từ dạ dày có khả năng liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa sau: Trào ngược dạ dày Trào ngược xảy ra khi dịch vị axit trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, gây tổn thương cho niêm mạc. Những tác động này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến hôi miệng do trào ngược dạ dày.Viêm loét dạ dày Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày ít ai biết. Vi khuẩn này trú ngụ dưới lớp niêm mạc dạ dày gây vết lở loét, dẫn đến viêm dạ dày. Quá trình này tạo ra các khí như dimetin sunfua, sunfua và mercaptan. Những hợp chất này chính là tác nhân khiến hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Cùng với đó, triệu chứng viêm loét này cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau bao tử gây hôi miệng. Hở van môn vị Ở người khỏe mạnh, van dạ dày luôn đóng chặt và chỉ mở ra khi ăn uống. Tuy nhiên, những người mắc bệnh dạ dày thì van này mở thường xuyên. Điều đó khiến dịch vị và mùi thức ăn đẩy ngược lên thực quản, gây ra mùi hôi khó chịu. Tình trạng này còn được gọi là hôi miệng hở van dạ dày.Tắc nghẽn đường ruột Tắc nghẽn đường ruột có thể gây ra mùi trong hơi thở. Vì thức ăn và chất thải không thể đào thải qua hệ tiêu hóa một cách bình thường mà tắc ở ruột già. Quá trình phân hủy này tạo ra khí như mùi lưu huỳnh hoặc amoniac, khi khí thoát ra sẽ ảnh hưởng đến hơi thở. 
Tắc nghẽn đường ruột khiến chất thải không thể đào thải tạo ra khí như mùi lưu huỳnh hoặc amoniac
Phương pháp chữa trị hôi miệng từ dạ dày
Hơi thở hôi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giao tiếp của người mắc phải. Vì vậy, việc tìm ra cách chữa hôi miệng do dạ dày hiệu quả và kịp thời là rất cần thiết. Điều trị bệnh lý dạ dàyTrường hợp trào ngược, hở van hay viêm loét dạ dày, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ của tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhằm điều trị hôi miệng dứt điểm do dạ dày. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc như Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole giúp giảm lượng axit bằng cách ức chế thụ thể tạo axit trong niêm mạc dạ dày. Bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng 1 viên trước khi ăn 30 phút. Người bệnh chỉ cần sử dụng hàng ngày trong khoảng từ 4 – 8 tuần.
- Thuốc Histamin H2: Các loại thuốc như: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine, Nizatidine chữa hôi miệng do dạ dày nhanh chóng. Chúng có tác dụng giảm tiết axit và dịch vị bằng cách ức chế histamin tại thụ thể H2 ở niêm mạc dạ dày.
- Thuốc trung hòa axit dịch vị: Có hai loại là thuốc hấp thụ được bao gồm: Natri bicarbonate, Canxi cacbonat và một loại không hấp thụ được như nhôm, Magie hydroxit… Chúng có tác dụng kháng axit nên được chỉ định uống sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ.
- Prostaglandins: Thuốc giúp giảm hình thành AMP vòng và tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó ức chế bài tiết axit, bảo vệ dạ dày khỏi tổn thương và loại bỏ khả năng bị hôi miệng từ dạ dày .
- Sucralfate: Là một phức hợp sucrose – nhôm chữa hôi miệng từ dạ dày. Thuốc tạo lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị viêm khỏi tác động của acid, pepsin và muối mật.

Sucralfate tạo lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị viêm khỏi tác động của acid, pepsin
Lưu ý, sử dụng cách trị hôi miệng do dạ dày là các loại thuốc này cần được bác sĩ chỉ định để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ.Vệ sinh răng miệngNgoài việc dùng thuốc điều trị dứt điểm bệnh, người bị còn cần tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Hãy đánh răng 2 lần/ ngày vào sáng và tối để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở vị trí mà bàn chải không thể chạm tới.
- Súc miệng với nước muối sinh lý hỗ trợ ngăn ngừa mảng bám trên răng, tiêu diệt vi khuẩn và khắc phục mùi hôi. Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng Nước súc miệng chuyên dụng chứa thành phần kháng khuẩn sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi trong khoang miệng, giữ hơi thở thơm mát lâu dài.
- Không hút thuốc và tránh thói quen xấu nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến dạ dày và hơi thở.
Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày không thể điều trị và có tác dụng ngay lập tức mà cần kiên trì sử dụng thuốc theo đơn kê từ bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh miệng đúng cách. Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:Hotline: 0976 654 560
Email: [email protected]
Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội