iconCall
iconZalo
Gọi miễn phí
Chat trên Messenger
iconMess
Chat trên Zalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắn
Đăng vào 04/12/2024
Ngủ nghiến răng là một loại rối loạn vận động giấc ngủ phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nghiến răng khi ngủ vừa gây khó chịu cho người bên cạnh vừa biểu hiện của một số bệnh lý. Cần tìm được nguyên nhân và cách điều trị để giảm tình trạng nghiến răng.

Ngủ nghiến răng là bệnh lý phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Ngủ nghiến răng là bệnh lý phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ


Ngủ nghiến răng là gì?


Nghiến răng khi ngủ là trạng thái người bệnh nghiến răng vô thức trong giấc ngủ. Tật nghiến răng là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và giằng đẩy của hàm dưới. Nghiến răng có thể tạo nên tiếng ken két hoặc không.

Tại sao ngủ lại nghiến răng?


Hiện nay, nguyên nhân nghiến răng khi ngủ vẫn chưa được điều tra rõ ràng, một số chuyên gia cho rằng tật nghiến răng có liên quan đến các yếu tố:

  • Tuổi tác: Chứng nghiến răng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do chưa làm chủ được cảm xúc của bản thân, dần sẽ biến mất dần khi trẻ lớn lên.

  • Stress: Khi bị lo lắng quá mức nhưng không được giải tỏa, tình trạng nghiến răng khi ngủ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Thuốc và chất kích thích: Nghiên cứu của tạp chí Journal of Addiction Medicine (2012) về tác động của thuốc và chất kích thích chỉ ra rằng, các loại thuốc tác động đến hệ thần kinh như thuốc điều trị tâm thần, thuốc chống trầm cảm,... đều gây tác dụng phụ làm chứng nghiến răng khi ngủ tệ hơn. Các thức uống chứa chất kích thích: cà phê, rượu, bia,... cũng có tác dụng tương tự.

  • Tính cách: Người có tính cách mạnh mẽ, thích cạnh tranh, dễ kích động sẽ có nguy cơ nghiến răng khi ngủ cao hơn so với những người có tính cách nhẹ nhàng.

  • Di truyền: Tật nghiến răng cũng mang tính di truyền, bạn sẽ có khả năng nghiến răng khi ngủ cao hơn nếu trong gia đình có người mắc bệnh này.

  • Lệch khớp cắn: Khớp cắn bị lệch là nguyên nhân phổ biến gây nghiến răng. Chúng ảnh hưởng đến cả cơ và khớp cắn, từ đó tác động đến cả khớp xương hàm.

  • Mắc các hội chứng rối loạn khác: Tình trạng nghiến răng khi ngủ xảy ra với những người đang mắc các bệnh tâm thần: mất trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trào ngược dạ dày, động kinh…

  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Rối loạn dinh dưỡng, nội tiết, thiếu vitamin, mất cân bằng enzym cũng ảnh hưởng đến bệnh nghiến răng.


Mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến việc nghiến răng

Mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến việc nghiến răng


Ngủ hay nghiến răng ảnh hưởng thế nào?


Thực tế, tình trạng nghiến răng khi ngủ không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nghiến răng ở mức độ thường xuyên sẽ gây ra một số tác hại:

  • Rối loạn khớp thái dương.

  • Đau, nhức đầu.

  • Đau mặt, đau hàm.

  • Ảnh hưởng đến các hình phục răng.

  • Răng trở nên nhạy cảm do mòn hoặc có thể gãy răng.

  • Biến dạng khuôn mặt.

  • Gây khó chịu cho người bên cạnh.

  • Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.


Nghiến răng không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Nghiến răng không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ


Cách trị nghiến răng khi ngủ


Khi tình trạng nghiến răng ở mức độ nhẹ không cần điều trị, nếu bệnh kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe nên cân nhắc đến các phương pháp chữa nghiến răng khi ngủ. Các nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có các biện pháp điều trị tương ứng. Mục đích chung của tất cả các biện pháp là làm giảm dần tình trạng nghiến răng, giảm đau, phục hồi khung răng…

Kiểm soát stress

Căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh nghiến răng và các rối loạn khác. Bạn có thể thực hiện các cách để kiểm soát stress: tập thể dục, thư giãn tinh thần, ngủ đúng giờ và đủ giấc, massage cơ mặt, hạn chế dùng các chất kích thích, tạo môi trường ngủ dễ chịu,...

Thay đổi thói quen vận động và điều chỉnh hàm

Điều chỉnh thói quen nhai của hàm là biện pháp cần thiết để giảm tình trạng nghiến răng. Khớp cắn không bị lệch thì tần suất nghiến răng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, đây là biện pháp lâu dài, muốn cải thiện cần kiên trì và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên tìm kiếm các nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, nhận được nhiều phản hồi tích cực của các khách hàng trước đó. NhaKhoaHub là nền tảng review nha khoa chân thực, chính xác, chi tiết giúp bạn có thể tìm ra cơ sở thăm khám phù hợp và hỗ trợ kết nối bạn với nha khoa nhanh chóng nhất mà không tốn bất kỳ chi phí nào.

Sử dụng thuốc

Chứng nghiến răng khi ngủ không thể loại bỏ bằng cách sử dụng thuốc mà chỉ làm giảm tác động đến các răng và cơ quan xung quanh. Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc:

  • Thuốc giãn cơ, giảm đau: Giúp giảm sự căng cơ quá mức và hạn chế đau đớn khi nghiến răng không kiểm soát. 

  • Thuốc chống trầm cảm, giảm lo lắng: Mục đích dùng để giảm tiêu cực hoặc stress gây ra chứng nghiến răng.

  • Tiêm botox: Áp dụng cho các trường hợp nghiến răng nặng, không thể dùng các phương pháp điều trị khác.


Can thiệp nha khoa

Can thiệp nha khoa là biện pháp để bảo vệ răng, tránh tác hại của việc nghiến răng khi ngủ, giúp cải thiện, chống mài mòn răng. Bác sĩ sẽ lấy khuôn răng để tạo ra máng chống nghiến, bảo vệ răng khỏi mài mòn do nghiến răng khi ngủ. 

Hiện nay, một số loại máng còn có khả năng điều chỉnh thói quen nhai, vận động của hàm, từ đó giúp giảm tần suất nghiến răng. Nha sĩ cũng có thể tư vấn để điều chỉnh khớp cắn về đúng vị trí, không làm ảnh hưởng để cơ nhai và răng.

Ngủ nghiến răng là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính. Mặc dù bệnh không nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng giấc ngủ. Cần tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp để chữa khỏi bệnh này.
Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:

Hotline: 0976 654 560

Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bùi Thị Ngọc Oanh
Facebook
Twitter
Tumblr
Instagram
Blogger
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.
Chia Sẻ