iconCall
iconZalo
Gọi miễn phí
Chat trên Messenger
iconMess
Chat trên Zalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắn
Đăng vào 14/11/2024
Răng cửa lung lay phải làm sao là băn khoăn của rất nhiều người, vì nếu răng vĩnh viễn bị rụng thì không có khả năng mọc lại. Tình trạng này còn báo hiệu nhiều vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nghiêm trọng về thẩm mỹ và sinh hoạt.

Nguyên nhân gây lung lay răng cửa


Răng cửa bị lung lay có thể do một số nguyên nhân sau: 

Tác động vật lý

Các tác động bên ngoài như va đập, chấn thương, cắn vật cứng,... khiến các tổ chức xung quanh răng bị tổn thương, làm cho răng bị lung lay, thậm chí là gãy răng.

Bệnh lý nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng gây nhiễm trùng mô mềm và dây chằng bao xung quanh răng. Khi mắc bệnh này, nướu có thể bị kéo ra khỏi răng tạo thành các túi cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Viêm nha chu hay gặp ở những đối tượng có thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, làm lượng cao răng bám quanh chân răng nhiều lên. Triệu chứng phổ biến của bệnh là chảy máu khi đánh răng.

Suy yếu cấu trúc răng

Tuổi tác cao khiến các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa và vấn đề răng miệng cũng ở trong đó. Xương hàm và xương ổ răng dễ bị thoái hóa, khiến các tổ chức xương và dây chằng không thể làm tốt vai trò giữ chắc răng. Bên cạnh đó, bệnh loãng xương cũng khiến hệ thống xương giòn và dễ gãy hơn. Đặc biệt hơn, tuổi tác và căn bệnh loãng xương có thể gây ra tiêu xương. Xương hàm bị mất có thể dẫn đến tụt nướu và răng bị dịch chuyển. Điều này làm nới lỏng các răng phía trước và thậm chí là mất răng.

Răng bị lung lay không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai mà còn gây mất tự tin và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Răng bị lung lay không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai mà còn gây mất tự tin và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.


Răng cửa vĩnh viễn bị lung lay có nguy hiểm không?


Tùy thuộc vào nguyên nhân của sự lung lay, nó có thể nguy hiểm hoặc không. Điều này cần được xác định bởi các nha sĩ. Trong một số trường hợp, răng cửa lung lay có thể chỉ là kết quả của sự hao mòn bình thường. Tuy nhiên, nó còn có thể là báo hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như viêm nha chu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tiêu xương và hậu quả là mất răng. 

Vì vậy, để xác định được mình thuộc trường hợp nào, bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra và có phương pháp xử lý phù hợp. Hãy truy cập website NhaKhoaHub để tham khảo những địa chỉ chất lượng và thuận tiện nhất cho việc thăm khám.

Phương pháp xử lý khi răng cửa lung lay


Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, các bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp xử lý răng lung lay khác nhau.

Điều trị nha chu

Với các trường hợp lung lay do bệnh lý viêm nha chu, bác sĩ sẽ cạo vôi răng để làm sạch, loại bỏ vi khuẩn tồn tại trong lớp mảng bám bằng kháng sinh, đồng thời làm nhẵn bề mặt chân răng để cho nướu được gắn lại với răng.

Nẹp răng

Nếu răng khỏe mạnh, không có bệnh lý nha khoa, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để nẹp cố định răng đang lung lay vào xương ổ răng. Dần dần, răng đó sẽ ổn định và trở về trạng thái ban đầu.

Ghép xương và cấy ghép răng

Viêm chóp răng, viêm nha chu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến phần nướu bị tụt xuống, xương ổ răng dần bị tiêu biến. Trong trường hợp này, bác sĩ cần phải lấy các mảnh xương từ vùng khác trên cơ thể hoặc dùng vật liệu ghép xương đặc biệt để sửa phần xương bị tổn hại.

Bác sĩ cần phải lấy các mảnh xương từ vùng khác trên cơ thể hoặc dùng vật liệu ghép xương đặc biệt để sửa phần xương bị tổn hại

Bác sĩ cần phải lấy các mảnh xương từ vùng khác trên cơ thể hoặc dùng vật liệu ghép xương đặc biệt để sửa phần xương bị tổn hại



Trồng răng implant

Nếu tình trạng lung lay nặng, không thể giữ lại, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng cửa, sau đó tiến hành phục hình răng giả bằng phương pháp trồng implant. Đây là phương pháp duy nhất có thể khôi phục đầy đủ cả chân và thân răng, đồng thời ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Từ đó, giúp chân răng không bị lộ và không khiến các răng kế cận lung lay.

Một số trường hợp lung lay răng do loãng xương hay thoái hóa rất khó để khắc phục. Do đó, những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này cần có phương pháp phòng ngừa từ trước để đảm bảo răng luôn chắc khỏe.

Cách phòng ngừa răng cửa lung lay


Một số biện pháp để phòng ngừa răng cửa lung lay:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Theo các bác sĩ, nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để loại sạch mảng bám và vi khuẩn, không chỉ ngừa lung lay răng, mà còn nhiều bệnh lý khác như sâu răng cửa, viêm nha chu,...

Chúng ta nên thực hiện chải răng từ trên xuống dưới, kết hợp xoay vòng tại bề mặt răng và kẽ răng. Mỗi lần đánh răng nên kéo dài 2 phút với thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến các khu vực xung quanh răng.

Chọn đúng loại kem đánh răng và bàn chải phù hợp

Bạn nên chọn loại kem đánh răng trị sâu răng có chứa nhiều fluor (1350 - 1500 ppm) để mang tới hiệu quả làm sạch tốt nhất.

Khi vệ sinh răng miệng, sử dụng bàn chải lông mềm, đầu thấp và ngắn có thể giúp lấy đi các mảng bám trong kẽ răng một cách dễ dàng. Sau một thời gian, lông bàn chải có dấu hiệu bị xơ là lúc nên thay bàn chải mới, thông thường là 3 tháng/lần.

Súc miệng thường xuyên

Súc miệng kết hợp với đánh răng sẽ mang tới hiệu quả làm sạch tốt nhất. Nước súc miệng như nước muối hay nước chuyên dụng không chỉ giúp lấy đi các mảng bám còn sót lại, mà còn khiến cho hơi thở trở nên thơm mát.

Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước

Thói quen dùng tăm xỉa răng sẽ gây tổn thương vùng nướu xung quanh răng. Do đó, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ vụn thức ăn tại kẽ răng, đồng thời đảm bảo hàm răng đều khít, giúp ngăn chặn tình trạng răng thưa, mắc dính thức ăn.

Nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ vụn thức ăn tại kẽ răng, đồng thời đảm bảo răng đều khít

Nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ vụn thức ăn tại kẽ răng, đồng thời đảm bảo răng đều khít



Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống giúp răng miệng và sức khỏe luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Cần hạn chế những thực phẩm có hàm lượng đường cao và cần súc miệng sạch sẽ sau khi sử dụng.

Thay đổi những thói quen xấu

Những thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay, nhai đá lạnh,... đều có thể khiến răng bị tổn thương do tác động mạnh. Vì vậy, loại bỏ những thói quen này giúp răng chắc khỏe hơn.

Thăm khám định kỳ

Chúng ta nên khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra sau này.

Răng cửa lung lay phải làm sao là vấn đề khiến nhiều người lo lắng, vì không chỉ gây đau nhức khi nhai, chảy máu chân răng mà còn có nguy cơ gãy răng, mất thẩm mỹ, thậm chí cần can thiệp phẫu thuật. Tình trạng càng kéo dài, phương pháp điều trị càng phức tạp. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường, nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:

Hotline: 0976 654 560

Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bùi Thị Ngọc Oanh
Facebook
Twitter
Tumblr
Instagram
Blogger
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.
Chia Sẻ