Răng hàm bị đen không chỉ gây mất thẩm mỹ, tự ti khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Xác định được nguyên nhân khiến răng hàm có vết đen sẽ giúp bạn khắc phục và giảm nguy cơ mắc các biến chứng bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Răng hàm bị đen gây mất thẩm mỹ, tự ti khi giao tiếp
Răng hàm bị đen là gì?
Đây là tình trạng răng hàm bị các mảng bám tích tụ lâu ngày và ăn sâu vào răng do trong quá trình ăn nhai hằng ngày không được vệ sinh sạch sẽ. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nạn nhân đang bị sâu răng, có thể là sâu răng khoáng hóa (tức tình trạng hàm răng bị mất khả năng phục hồi men răng tự nhiên. Từ đó, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và ăn mòn một cách nhanh chóng).Các vị trí dễ xuất hiện vết đen
Dấu hiệu nhận biết răng bị vết đen tại nhà bằng mắt thường, cụ thể:Vết đen ở răng hàmMặt răng hàm dễ bị mảng đen bám bởi vị trí này nhanh bị mòn, mất lớp men do thực hiện chức năng ăn nhai thường xuyên. Vết đen này có thể kiểm tra bằng mắt thường tại vị trí trên bề mặt răng. Vết đen ở kẽ răngCác vết đen xuất hiện ở kẽ răng do bị sâu hoặc cao răng:
- Khi răng bị sâu có vài đốm đen nhỏ trên mặt nhai, kẽ răng hoặc một vài điểm trên bề mặt.
- Đối với cao răng biểu hiện là lớp mảng nhám có màu vàng, nâu hoặc đen bám cứng chắc trên bề mặt răng, đặc biệt ở kẽ răng và phần lợi. Chúng thường nhám và có tính bám dính, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào, sinh sôi và phát triển trong khoang miệng.
Vết đen ở răng khônTình trạng đen răng khôn khó phát hiện bằng mắt thường nếu không có dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Loại răng này có vị trí ở cuối hàm và mọc sau cùng nên dễ bị lệch khiến cho thức ăn thường xuyên kẹt lại, vệ sinh hạn chế gây mùi hôi, tạo nên các mảng bám cao răng.Nguyên nhân răng hàm bị đen
Một số nguyên nhân chính thường gặp khiến răng hàm bị đen:Vôi răng tích tụ lâu ngàyVôi răng hay cao răng là chất lắng cứng chứa muối vô cơ gồm Canxi Carbonate và Phosphat kết hợp với cặn mềm gồm chất khoáng, mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, huyết thanh và tế bào biểu mô. Chúng bám chặt vào bề mặt thường tập trung ở dưới lợi hoặc xung quanh cổ răng.Răng hàm bị đen do sâu răngSâu răng làm những lỗ hổng có màu đen hoặc nâu có đặc điểm xốp xuất hiện trên bề mặt răng. Ở giai đoạn đầu, các đốm nhỏ màu đen chỉ ảnh hưởng trên bề mặt men hoặc 1 phần nhỏ ngà răng. Tuy nhiên, răng sâu diễn tiến nặng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, sâu sẽ xâm nhập vào cấu trúc của răng gây ra các vấn đề như viêm tủy, thối tủy hoặc hoại tử tủy.
Các lỗ sâu răng khó phát hiện và dễ ăn sâu vào tủy răng
Hút thuốc khiến răng bị vết đenTrong thuốc lá có chứa các chất độc hại như nicotine hay hắc ín làm cao răng nhuộm đen gây những vết nâu, đen trong kẽ răng, chân răng và bề mặt răng. Ảnh hưởng của răng hàm có vết đen
Các vết răng đen xuất hiện trên răng nếu không được làm sạch kịp thời sẽ gây ra một số vấn đề nghiêm trọng:
- Gây viêm nha chu, viêm nướu:
Vi khuẩn từ mảng bám ở vết đen trên răng tiết ra axit, làm hỏng men răng và gây kích ứng nướu. Khi men răng bị phá vỡ, vi khuẩn lan xuống dưới, gây ra viêm nướu.Răng bị chuyển dần sang màu đen là dấu hiệu của việc vi khuẩn tích tụ, tạo ra axit phá hủy men răng, gây nên các lỗ sâu răng. Trong các lỗ sâu này, vi khuẩn dễ phát triển và sinh sôi. Khi vi khuẩn phân hủy thức ăn mắc kẹt trong lỗ sâu, chúng sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (volatile sulfur compounds - VSCs), gây ra mùi hôi khó chịu.Ngoài ra, sâu răng cũng làm tổn thương mô mềm xung quanh răng, gây ra viêm nhiễm hoặc thậm chí là áp xe, làm tăng nguy cơ hôi miệng nặng hơn.
- Làm tụt nướu, tiêu xương và mất răng:
Những mảng cao răng đen có thể làm đứt gãy tính liên kết ở giữa thân răng và nướu dẫn đến tình trạng tụt lợi chân răng. Bên cạnh đó khi mảng bám tấn công vào xương hàm có thể gây tiêu xương răng và nặng hơn là mất răng.
Răng hàm bị đen gây hôi miệng, viêm nha chu
Phương pháp xử lý vết đen răng hàm
Bệnh nhân có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên ở nhà để ngăn vết đen lan rộng hoặc xử lý triệt để tại các cơ sở nha khoa uy tín. Cách làm mờ vết đen tại nhà
Mẹo để loại bỏ những vết đen bám trên răng tại nhà hiệu quả gồm:Dùng chanh tươiDùng nước cốt chanh tươi trộn với kem đánh răng, sau đó dùng bàn chải lông mềm vệ sinh nhẹ nhàng khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần 2 phút và súc miệng lại với nước sạch.Dùng nước muốiDùng nước muối sinh lý để súc miệng từ 2 - 3 lần/ngày giúp làm sạch miệng, giảm đau do sâu răng hàm. Trong nước muối có tính chất kháng vi khuẩn, chống viêm giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa hình thành mảng bám và vết đốm đen răng.Baking sodaSử dụng baking soda kết hợp với kem đánh răng và chải răng 2 lần/tuần giúp làm sạch răng tốt nhất. Đặc tính của baking soda có tính kiềm, hút ẩm cao nhưng ít tan trong nước. Nó có khả năng trung hòa axit trong khoang miệng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ố vàng, đen răng.Nhược điểm của phương pháp này là baking soda có tính mài mòn cao khiến cho răng dễ bị hỏng lớp men và yếu hơn.Xử lý dứt điểm tại nha khoa
Ngoài những cách làm sạch vết ố đen trên răng tại nhà, bệnh nhân cần đến nha khoa để thực hiện các thủ thuật chuẩn y khoa. Lấy cao răngBạn nên lấy cao răng 6 - 12 tháng/lần để loại bỏ các mảng bám giúp ngăn ngừa được các bệnh như viêm nướu, nha chu và mùi hôi miệng.Trám răngĐối với trường hợp răng xuất hiện các lỗ thủng màu đen có thể dùng kỹ thuật trám răng để bổ sung vào vị trí mô răng bị thiếu. Phương pháp này được bác sĩ ưu tiên sử dụng trong trường hợp các vết đen ở răng tại mặt trước, mặt sau của răng do sâu răng nhẹ và chưa ảnh hưởng đến tủy.
Khắc phục lỗ thủng răng sâu bằng phương pháp trám răng
Bọc răng sứNhững chiếc răng hàm bị đen do sâu hoặc lớp men bị xỉn màu nặng bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ. Phương pháp này sẽ giúp cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng hàm, tuy nhiên bọc răng sứ chi phí cao và răng thật bị mài gây ê buốt.Tình trạng răng hàm bị đen nếu kéo dài và không được khắc phục kịp thời có thể gây mất răng. Người bệnh hãy thăm khám ngay tại các phòng khám răng hàm mặt uy tín. Hoặc liên hệ ngay đơn vị NhaKhoaHub.vn để được tư vấn review nha khoa, giới thiệu địa chỉ nha khoa gần nhà và uy tín hiện nay.Để chăm sóc và duy trì hàm răng khỏe đẹp, tránh răng bị đen, bạn cần chú ý những điều sau:Vệ sinh răng sạch sẽĐánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và sử dụng thêm các biện pháp làm sạch khác như chỉ nha khoa, tăm nước, súc miệng sau khi ăn. Duy trì thói quen tốt này giúp khoang miệng sạch sẽ, tránh mảng bám thức ăn tích tụ gây cao răng và sâu răng.Lấy cao răng thường xuyênThực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để hạn chế làm viêm chân răng và chảy máu. Các mảng bám trên răng cũng khiến cho răng bị vàng ố, sẫm màu hơn làm tăng nguy cơ gây sâu răng và vết đen răng hàm.
Đến nha khoa lấy cao răng 6 tháng/lần
Tránh các thói quen xấu như ăn đêmThói quen ăn đêm đặc biệt là đồ ngọt sẽ làm gia tăng nguy cơ sâu răng hoặc xuất hiện các mảng bám. Bởi các chất glucose là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và hoạt động mạnh. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn uống đồ có đường, nếu ăn thì cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ.Xem thêm: Nguyên nhân sưng nướu răng hàm dưới và giải pháp điều trị
Răng hàm bị đen làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng, nặng hơn có thể gây mất răng. Người bệnh nên chủ động nhận biết các dấu hiệu và phòng ngừa răng bị đen. Thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ giúp bạn bảo vệ và chăm sóc hàm răng chắc khỏe. Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:Hotline: 0976 654 560
Email: [email protected]
Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội