Răng hàm dưới bị đổ vào trong làm ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt và gây suy yếu chức năng xương hàm. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác cho khớp cắn và khớp thái dương hàm.
Răng hàm bị quặp vào trong gây xô lệch, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt
Thế nào là răng hàm dưới bị đổ vào trong?
Đây là tình trạng răng bị lệch, nghiêng khỏi vị trí chuẩn và chen chúc nhau trên cùng hàm. Trục răng của răng bị đổ vào trong làm cho việc tiếp xúc giữa răng cửa trên và cửa dưới không đúng khớp cắn.Nguyên nhân răng hàm bị nghiêng vào trong
Răng bị nghiêng vào trong xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn do di truyền và thói quen sinh hoạt, cụ thể: Răng hàm dưới bị đổ vào trong do di truyềnTrong gia đình có người thân như ông bà, bố mẹ bị răng cụp vào trong thì con cháu khi sinh ra dễ mắc tình trạng này. Bên cạnh đó, răng bị đổ vào trong có liên quan đến sự phát triển của xương hàm trong giai đoạn mang thai.Mất răng lâu nămNguyên nhân hàng đầu khi răng hàm dưới và răng hàm trên bị đổ vào trong là bị mất răng. Khi một vị trí răng bị khuyết trên cùng hàm sẽ làm giảm lực nhai, khớp cắn của hai hàm không đều nhau và phần khoảng trống dễ bị tiêu xương hàm. Do đó, các răng trên hàm có xu hướng đổ nghiêng về vị trí mất răng.Mọc răng khônRăng khôn là răng vĩnh viễn mọc cuối cùng trên cung hàm. Ở độ tuổi trưởng thành, xương hàm đã hoàn thiện về mặt tổ chức nên khi mọc thêm răng sẽ không còn đủ chỗ trống để mọc thẳng như răng khác. Răng khôn rất dễ mọc lệch, mọc nằm ngang hoặc răng mọc ngầm dưới nướu. Nó gây nên tình trạng làm dịch chuyển các răng khác gây tình trạng răng mọc lộn xộn, xô lệch không đều.Niềng răng bị lỗiChỉnh nha bằng niềng răng là giải pháp khắc phục các vấn đề thẩm mỹ răng như răng mọc lệch, răng thưa, răng khấp khểnh,... đưa răng về đúng vị trí. Tuy nhiên có không ít người niềng răng bị lỗi do lực siết răng không ổn định hoặc sau chỉnh nha không sử dụng hàm duy trì khiến răng dịch chuyển và bị xô lệch.Khi thấy hàm răng có sự bất thường, tránh các biến chứng nguy hiểm. Người dùng có thể truy cập ngay NhaKhoaHub.vn giúp tìm kiếm nha khoa uy tín gần nhất để thăm khám kịp thời.Ảnh hưởng của răng hàm dưới đổ vào trong
Răng hàm bị quặp vào trong không gây nguy hiểm nhưng để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực: Mất thẩm mỹXô lệch răng hàm sẽ làm cho răng bị khấp khểnh, hô, móm,... Khuôn mặt có thể bị lệch, nụ cười không tự nhiên. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị tự ti giao tiếp do phát âm thay đổi có thể bị ngọng hoặc bị đau răng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.Vệ sinh khó khănRăng mọc không đều khiến việc vệ sinh răng hàng ngày khó khăn và tạo điều kiện để thức ăn tích tụ tại kẽ răng. Khi tình trạng này kéo dài sẽ hình thành cao răng làm tăng nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng hàm hoặc có thể rụng mất răng.Lệch khớp cắnRăng hàm bị kéo vào bên trong làm cho răng hai hàm bị xô lệch, hỏng khớp cắn tự nhiên, cản trở hoạt động nhai của răng. Không chỉ thế, nó còn gây cảm giác đau khớp thái dương hàm, mỏi hàm, mỏi cơ cổ và đau đầu kinh niên.
Răng hàm bị kéo vào bên trong làm cho răng hai hàm bị xô lệch, hỏng khớp cắn
Cách khắc phục răng bị đổ vào trong
Sau khi tìm được nguyên nhân khiến răng hàm bị lệch vào trong bên nhân cần biết các giải pháp chỉnh răng xô lệch hiệu quả sau đây:Trường hợp răng bị xô lệch do mọc răng khônBác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để khắc phục vấn đề xô lệch răng. Tại vị trí răng khôn có liên kết rất nhiều dây thần kinh nên quá trình điều trị cần tìm địa chỉ uy tín, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao để đảm bảo an toàn.Trường hợp răng bị đổ vào trong do mất răngĐối với những người bị mất răng, phục hình răng là phương án tối ưu được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân tham khảo. Hiện nay, các nha khoa sử dụng phương pháp trồng răng implant giúp khôi phục tới 90% khả năng ăn nhai, thẩm mỹ và tiết kiệm thời gian điều trị.Phần trụ implant sẽ kích thích xương hàm phát triển, đảm bảo mật độ ổn định và ngăn chặn tình trạng tiêu xương. Nhờ đó, vấn đề xô lệch răng được kiểm soát tốt nhất.
Phần trụ implant sẽ kích thích xương hàm phát triển
Trường hợp răng hàm dưới bị đổ vào trong do chỉnh nhaĐối với những đối tượng răng bị xô lệch nhẹ hay nặng sẽ có những giải pháp phù hợp, cụ thể:
- Răng hàm dưới bị xô lệch mức độ nhẹ: Đeo hàm duy trì trong thời gian liên tục để răng được ổn định tại vị trí mới.
- Răng hàm dưới bị xô lệch nặng hoặc trở lại vị trí cũ: Khi răng bị xô lệch quá nhiều quay về vị trí ban đầu, người bệnh nên niềng răng lần 2.
Xem thêm: Răng hàm dưới mọc lệch vào trong có sao không? Cách phòng ngừa
Cách hạn chế răng hàm bị đổ
Để làm giảm tình trạng răng hàm bị đổ do chỉnh nha, bạn cần phải lưu ý đến các vấn đề sau:
- Đeo hàm duy trì đúng đủ thời gian sau chỉnh nha:
Muốn giữ được vị trí răng theo đúng phác đồ của bác sĩ, sau khi tháo niềng răng bạn cần phải đeo hàm duy trì liên tục trong thời gian dài.
- Ăn uống đủ chất, khoa học:
Chế độ ăn uống có tác động không nhỏ đến kết quả điều trị. Hạn chế ăn đồ ăn cứng, dẻo dai để răng không bị xô lệch nặng hơn. Xây dựng khẩu phần ăn khoa học, ưu tiên đồ ăn mềm lỏng dễ nuốt và bổ sung trái cây hoa quả giúp tăng sức đề kháng.
- Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách:
Hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng. Đồng thời, dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để hạn chế vi khuẩn sinh sôi, tránh được các bệnh lý răng miệng.
- Thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn:
Trong quá trình chỉnh nha, bạn cần tới nha khoa thăm khám theo lịch hẹn bác sĩ để theo dõi và can thiệp kịp thời, nhằm đảm bảo hiệu quả theo đúng cam kết.
Tới nha khoa kiểm tra răng miệng định kỳ, đúng lịch
Răng hàm dưới bị đổ vào trong cần được khắc phục kịp thời để phòng tránh các vấn đề về răng miệng như: lệch khớp cắn, mặt bị lệch, chức năng ăn nhai kém, hàm răng không đều, sâu răng,... Hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đến các địa chỉ nha khoa uy tín để có giải pháp tối ưu nhất. Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:Hotline: 0976 654 560
Email: [email protected]
Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội