iconCall
iconZalo
Gọi miễn phí
Chat trên Messenger
iconMess
Chat trên Zalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắn
Đăng vào 14/11/2024
Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của con mình. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn và gây lệch hàm nếu không được xử lý sớm. Để bảo vệ hàm răng đều đẹp cho trẻ, phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và giải pháp phù hợp. 

Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn và gây lệch hàm nếu không được xử lý sớm

Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn và gây lệch hàm nếu không được xử lý sớm


Tại sao răng thừa mọc giữa 2 răng cửa?


Trẻ em có tổng cộng 20 chiếc răng sữa (10 răng trên, 10 răng dưới) và người trưởng thành có 32 chiếc (16 răng trên, 16 răng dưới). Tuy nhiên, có những trường hợp mọc vượt qua những con số này, gọi là răng thừa. Theo khảo sát, có đến 90% trường hợp răng mọc thừa ở hàm trên với vị trí thường gặp là đường giữa răng cửa hàm trên.

Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa xuất hiện phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Chiếc răng này có hình dạng không đồng nhất, thường hình củ hoặc hình chóp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng, có thể kể đến một số như sau:

  • Do di truyền từ người thân trong gia đình.

  • Mầm răng phân đôi và sự hoạt động thái quá cục bộ, độc lập, mạnh mẽ của tính di truyền ngà răng khiến răng thừa mọc lên cùng với mầm răng gốc tạo thành chiếc răng cửa thứ 3.

  • Trong quá trình thay răng, mầm răng va chạm với nhau dẫn đến tình trạng răng mọc sai chỗ, gây thừa hoặc thiếu răng ở một vị trí.

  • Dọ một số hội chứng hoặc bệnh lý hiếm gặp: Sứt môi, loạn phát xương đòn ở sọ và hội chứng Gardner. Tỷ lệ mọc răng thừa ở bệnh nhân loạn phá xương đòn sọ dao động từ 22% ở răng cửa hàm trên đến 5% tại khu vực răng hàm.

  • Sự phân mảnh của lá răng trong quá trình hình thành hàm ếch, dẫn đến mọc răng thừa kết hợp với hở môi và hở vòm miệng. Tỷ lệ răng vĩnh viễn mọc thừa tại hàm ếch chiếm 22,2%


Khi trẻ có răng thừa, phụ huynh có thể nhận thấy dấu hiệu như khoảng cách giữa hai răng cửa rộng hơn, hoặc có chiếc răng nhỏ mọc chen vào giữa hai răng chính.

Dấu hiệu nhận biết của răng thừa


Răng thừa thường gặp ở giai đoạn trẻ thay dần các răng sữa bằng răng vĩnh viễn, với các dấu hiệu có thể nhận thấy như sau:

  • Có một chiếc răng không nằm trên cung hàm, mọc giữa 2 răng cửa. Nếu phát hiện múi răng màu trắng nhú ra ở bên trong hoặc ngoài răng cửa trong khi các răng khác đã mọc đầy đủ thì đó có thể là một chiếc răng thừa

  • Một chiếc răng có hình dạng bất thường, thường có hình mũi giáo nhọn.

  • Răng thừa có thể gây ra sự mọc trễ hoặc mọc lệch của răng vĩnh viễn. Nếu trẻ em đến tuổi thay răng cửa (7 - 8 tuổi) mà răng đó vẫn chưa mọc, hoặc mọc lệch theo hướng bất thường thì đó là dấu hiệu của răng thừa.


Các dấu hiệu trên rất dễ phát hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu để đến khi phát hiện những bất thường rõ ràng thì các răng thừa này đã gây một số ảnh hưởng nhất định lên hàm răng của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám tổng quát và chụp phim X-quang răng toàn cảnh trước thời kỳ thay răng để phát hiện sớm những bất thường, tránh những ảnh hưởng không mong muốn.

Răng thừa mọc giữa răng cửa có sao không?


Răng thừa đã mọc lên hoặc mọc ngầm trong xương đều gây cản trở và làm xáo trộn quá trình mọc răng vĩnh viễn. Nếu không kịp thời khắc phục thì có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Răng cửa mọc thừa cản trở việc mọc răng vĩnh viễn, khiến cho răng không thể mọc hoặc răng mọc lệch lạc, mọc lộn xộn, chen chúc, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng của răng.

  • Làm thay đổi hướng mọc của răng cửa vĩnh viễn hoặc các răng kế cận.

  • Khiến trẻ khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến sâu răng cửa hoặc viêm lợi vùng kẽ.

  • Hình thành nang răng, đè hoặc đẩy và làm tiêu chân răng lân cận. Từ đó, ảnh hưởng đến chức năng nhai và gây các bệnh lý răng miệng như tiêu xương, viêm nha chu,...


Việc mọc răng thừa có thể gây nhiều hậu quả khó lường nếu không phát hiện sớm. Theo sơ đồ quá trình thay răng, khi lên 7 tuổi, trẻ sẽ hoàn tất thay răng cửa ở cả 2 hàm. Vậy nên, nếu trẻ đã gần 8 tuổi nhưng vùng răng cửa vẫn chưa hoàn thiện hoặc có kẽ hở bất thưởng thì hãy đưa con đến gặp các bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị nếu cần. 

Hãy đưa con đến gặp các bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị nếu vùng răng cửa chưa hoàn thiện hoặc có kẽ hở giữa 2 răng

Hãy đưa con đến gặp các bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị nếu vùng răng cửa chưa hoàn thiện hoặc có kẽ hở giữa 2 răng



Bố mẹ có thể truy cập vào website NhaKhoaHub để tham khảo thông tin về những địa chỉ nha khoa uy tín do khách hàng đánh giá khách quan, từ đó, chọn một đơn vị uy tín và thuận tiện cho việc thăm khám.

Cách xử lý răng thừa mọc giữa 2 răng cửa ở trẻ em


Trước khi chỉ định các biện pháp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chụp X-quang nhằm đánh giá vị trí và mức độ ảnh hưởng của răng thừa. Hiện có các phương pháp xử lý răng mọc thừa như sau:

Nhổ răng

Một số tình huống sẽ được chỉ định nhổ răng cửa mọc thừa là:

  • Răng cửa mọc chậm hoặc chèn ép các răng khác.

  • Có dấu hiệu chiếm chỗ của răng vĩnh viễn hoặc làm thay đổi hướng mọc của răng vĩnh viễn.

  • Có liên quan đến các bệnh lý răng miệng.

  • Dự kiến chỉnh hình một răng ở gần răng mọc thừa.

  • Răng thừa ảnh hưởng đến ghép xương ổ răng thứ cấp ở bệnh nhân hở hàm ếch hoặc hở môi.

  • Răng trong xương được chỉ định cấy ghép thay thế.

  • Răng thừa mọc lộ ra ngoài.


Quá trình nhổ răng thường kéo dài 30 phút và được gây tê trong suốt thời gian thực hiện

Chỉnh nha bằng cách niềng răng cửa

Sau bước nhổ bỏ sẽ tiến hành chỉnh nha để siết kẽ hở giữa 2 răng cửa. Niềng răng được đánh giá là phương pháp hữu hiệu để đưa răng về đúng vị trí, tuy nhiên cần thời gian thực hiện khá dài nhưng kết quả có thể duy trì được đến trọn đời với chế độ chăm sóc phù hợp.

Trong trường hợp răng vĩnh viễn mọc muộn, các bác sĩ có thể đặt hàm giữ khoảng để ngăn không cho các răng lân cận mọc chèn vào khoảng trống trên cung hàm, gây sai lệch về vị trí. 

Sau khi điều trị, bố mẹ cần lưu ý chăm sóc con đúng cách để đảm bảo con hồi phục tốt và không để lại các di chứng không mong muốn.

Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị răng thừa


Sau khi nhổ răng thừa cho trẻ, bố mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách để hỗ trợ quá trình phục hồi và đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài cho con. Hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối sinh lý và chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động vào vùng nhổ răng để không gây tổn thương. 

Hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối sinh lý và chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động vào vùng nhổ răng để không gây tổn thương

Hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối sinh lý và chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động vào vùng nhổ răng để không gây tổn thương



Bên cạnh đó, bố mẹ cần theo dõi sát sự phát triển của các răng vĩnh viễn, đảm bảo chúng mọc đều và không có dấu hiệu bất thường. Đưa trẻ đi khám răng định kỳ với nha sĩ cũng rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng, đảm bảo hàm răng của trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển đúng chuẩn.

Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa ở trẻ em không phải tình trạng hiếm gặp và có thể dễ dàng xử lý nếu được phát hiện kịp thời. Do đó, bố mẹ hãy theo dõi sự thay đổi của con trong quá trình thay răng vì đây là giai đoạn quan trọng giúp con định hình hàm răng vĩnh viễn. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa con đến gặp các bác sĩ nha khoa để có phương pháp điều trị hợp lý.
Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:

Hotline: 0976 654 560

Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bùi Thị Ngọc Oanh
Facebook
Twitter
Tumblr
Instagram
Blogger
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.
Chia Sẻ