iconCall
iconZalo
Gọi miễn phí
Chat trên Messenger
iconMess
Chat trên Zalo
Liên hệ tư vấn
iconUpdown
logo NhakhoaHublượng tin nhắn
Đăng vào 17/02/2025
Sưng nướu khi mang thai xuất hiện ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Đây là hiện tượng viêm nhiễm niêm mạc lợi khiến mô nướu dễ chảy máu và sưng đỏ. Phụ nữ đang mang bầu cần xử lý sớm tình trạng này để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.

Sưng nướu khi mang thai thường xuất hiện ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ

Sưng nướu khi mang thai thường xuất hiện ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ


Nguyên nhân sưng nướu khi mang thai


Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai không? Câu trả lời là có thể. Theo Tạp chí Nha khoa Quốc tế (Journal of International Dental and Medical Research) có khoảng 50% phụ nữ mang thai bị sưng nướu, nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Thay đổi nội tiết tố


Hormone progesterone và estrogen tăng cao khiến mạch máu trong mô nướu giãn nở, làm nướu dễ bị sưng và viêm. Ngoài ra, nồng độ hormone thay đổi cũng làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của nướu làm tăng nguy cơ nướu sưng đỏ.

  • Sức đề kháng suy giảm


Khi bị suy giảm miễn dịch do hệ thống miễn dịch không sản xuất đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các vi vi rút, ký sinh trùng. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và sản sinh ra nhiều chất độc hại làm viêm nhiễm nướu. Cùng với đó, một số mẹ bầu bị nôn nghén thường xuyên khiến axit dạ dày trào ngược lên miệng, gây tổn thương và kích ứng nướu.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý


Chế độ ăn thiếu vitamin C và canxi làm nướu yếu đi, dễ chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Đồng thời, việc lạm dụng thực phẩm chứa tinh bột và đường khiến vi khuẩn phát triển cũng làm cho tình trạng nhiễm khuẩn ngày càng trầm trọng.

  • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách


Thói quen chải răng vội vàng hoặc chà xát bàn chải mạnh làm nướu và bề mặt răng tổn thương. Lúc này, mảng bám và vi khuẩn sẽ dần tích tụ.

Dấu hiệu sưng nướu khi mang thai


Các dấu hiệu thường thấy khi bị mẹ bầu bị sưng nướu:

  • Nướu sưng đỏ: Nướu chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ đậm, có thể cảm thấy đau, nhạy cảm như khó chịu hoặc ê buốt.

  • Chảy máu: Xảy ra khi vùng răng bị va đập hoặc chải răng, sử dụng chỉ nha khoa với lực quá mạnh, đặc biệt ở vùng nướu bị tổn thương.

  • Hơi thở có mùi khó chịu: Vi khuẩn tích tụ trong mảng bám gây nhiễm trùng và tạo mùi hôi như gram âm kỵ khí, porphyromonas gingivalis, prevotella intermedia, fusobacterium nucleatum. 

  • Cảm giác đau nhức: Cơn đau xuất hiện khi nhai hoặc cắn thực phẩm lạnh, nóng.

  • Tụt nướu: Mô nướu bao quanh răng bị co rút khiến cho phần chân răng nhạy cảm bị lộ ra ngoài, gây cảm giác đau buốt khó chịu.


Mô nướu bao quanh răng bị co rút khiến cho phần chân răng nhạy cảm bị lộ ra ngoài

Mô nướu bao quanh răng bị co rút khiến cho phần chân răng nhạy cảm bị lộ ra ngoài


Nướu sưng và đau khi mang thai phải làm sao?


Phương pháp điều trị tại nhà


Sử dụng nước muối
Nước muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, giúp làm dịu các triệu chứng sưng nướu. Sau khi chải răng, mẹ bầu súc miệng bằng nước muối pha loãng trong khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ.

Dùng mật ong
Mật ong chứa axit amin, khoáng chất, vitamin B, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành các tổn thương niêm mạc. 

Sau khi đánh răng, thoa một lớp mỏng mật ong lên vùng nướu bị sưng và để khoảng 5-10 phút rồi súc miệng bằng nước ấm.

Thoa gel nha đam
Nha đam chứa saponin, lignin, acid salicylic là các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và giúp giảm đau hiệu quả. Lấy gel từ lá nha đam tươi, bôi trực tiếp lên nướu bị sưng đỏ, để trong 5-7 phút rồi rửa sạch bằng nước.

Các phương pháp điều trị nướu sưng đau và đau tại nhà trên đây nên thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày để cải thiện sưng đau nướu nhanh chóng.

Điều trị tại nha khoa uy tín


Nếu tình trạng sưng nướu kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường, bà bầu nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Lấy cao răng định kỳ
Cao răng và mảng bám là lý do chính dẫn đến nướu bị nhiễm khuẩn. Cạo vôi răng định kỳ bằng công nghệ sóng siêu âm để loại bỏ trên 95% mảng bám, hỗ trợ khôi phục sức khỏe nướu. Chi phí dịch vụ này dao động từ 150.000 đồng - 250.000 đồng tùy vào mức độ mảng bám và dịch vụ riêng tại nha khoa.

Sử dụng thuốc
Trong các trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chứa kháng sinh hoặc kháng viêm nhằm giảm nhiễm trùng và tái tạo mô nướu cho bệnh nhân. Loại thuốc như penicillin, erythromycin, clindamycin,... được thiết kế an toàn cho phụ nữ mang thai, không gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.

Bác sĩ kê đơn thuốc chứa kháng sinh cho bệnh nhân nếu là trường hợp sưng nướu nặng

Bác sĩ kê đơn thuốc chứa kháng sinh cho bệnh nhân nếu là trường hợp sưng nướu nặng


Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị sưng nướu răng


Sưng nướu răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng và làm thai phụ cảm thấy khó chịu. Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp giảm thiểu tình trạng này và cải thiện sức khỏe nướu răng. Dưới đây là những nhóm thực phẩm phụ nữ mang thai nên bổ sung:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ chữa lành mô nướu bị tổn thương. 


Người đang mang thai có thể ăn các loại trái cây chứa lượng vitamin C dồi dào như ổi, cam, kiwi, dâu tây, đu đủ, xoài, ớt đỏ và rau xanh như cải xoăn, mồng tơi, rau bó xôi, rau ngót, bông cải xanh, cải thìa, đậu bắp, rau dền, hành lá… 

  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và cũng giúp duy trì sức khỏe răng miệng của mẹ. 


Mẹ bầu nên ăn sữa, phô mai, sữa chua, rau xanh đậm như cải bó xôi và hạt chia để bổ sung canxi.

  • Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. 


Nên bổ sung vitamin D qua các thực phẩm như cá thu, cá hồi, lòng đỏ trứng và sữa. Thêm vào đó, có thể nhận thêm vitamin D tự nhiên từ ánh sáng mặt trời khi tắm nắng vào buổi sáng sớm trước 8h hoặc chiều muộn.

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và giúp làm sạch răng miệng. 


Các loại rau quả như táo, lê, cà rốt, củ cải đường, các loại rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ hỗ trợ việc bảo vệ sức khỏe khoang miệng và giảm tình trạng viêm nướu.

Sưng nướu răng khi mang thai có thể thuyên giảm nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Phụ nữ khi mang thai nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh răng đều đặn để giảm thiểu tình trạng sưng nướu và bảo vệ sức khỏe răng toàn diện.
Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:

Hotline: 0976 654 560

Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bùi Thị Ngọc Oanh
Facebook
Twitter
Tumblr
Instagram
Blogger
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.
Chia Sẻ