Ung thư nướu răng là một loại bệnh bắt nguồn từ mô nướu và có thể lan rộng đến các tế bào niêm mạc miệng. Nguyên nhân chính là do sự phát triển bất thường của các tế bào tại vị trí này. Nhận biết những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh và các phương pháp phòng ngừa là cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Thông qua hình ảnh ung thư nướu răng cho thấy đây là một loại ung thư xảy ra ở mô nướu
Triệu chứng của bệnh ung thư nướu răng
Đau ở nướu
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư nướu, người bệnh sẽ thấy các vết sưng hoặc loét ở lợi. Các tế bào ung thư gây tổn thương biểu mô lợi khiến bệnh nhân cảm thấy đau. Nướu đổi màu
Bề mặt mô mềm quanh răng xuất hiện các khối u có màu sắc bất thường như đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc trắng đục. Khi chạm vào vùng tổn thương này cảm thấy cứng hoặc quá mềm, dễ chảy máu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu, ngứa hoặc thấy mùi hôi tại vùng lợi bị tổn thương.Viêm nướuViêm lợi kéo dài và những thay đổi bất thường trên là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư nướu. Các tế bào ung thư phát triển không kiểm soát, xâm lấn vào các mô xung quanh và gây ra những tổn thương nghiêm trọng.Chảy máu nướuCác tế bào ung thư phát triển từ các tế bào biểu mô lót bên trong miệng xâm lấn vào các mạch máu, gây ra chảy máu. Các triệu chứng bao gồm: Xuất hiệu các tế bào bất thường nhỏ, khó nuốt, sưng hạch cổ.Xuất hiện hạch bất thường
Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ hoặc dưới hàm có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, trong đó có ung thư nướu. Khi phát hiện hạch bất thường, đặc biệt là ở vùng liên quan đến khoang miệng, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.Nếu bạn cần tìm cơ sở nha khoa uy tín để tới khám, hãy liên hệ tới NhaKhoaHub. Đây là đơn vị review và tìm kiếm nha khoa sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về đánh giá của khách hàng, bảng giá dịch, địa chỉ chi tiết,… từ đó lựa chọn được phòng khám phù hợp.Sụt cân không rõ nguyên nhân
Cảm giác đau và khó khăn khi ăn uống dẫn đến chán ăn. Song song với đó, sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư làm tiêu hao năng lượng trong cơ thể.Răng lung lay
Răng lung lay có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư nướu. Khi các tế bào ung thư tấn công và phá hủy các mô nâng đỡ răng, răng sẽ trở nên lỏng lẻo và dễ bị lung lay.Vết loét đỏ ở lưỡi hoặc khoang miệngCác vết loét đỏ kéo dài trên lưỡi hoặc trong khoang miệng không lành sau 2 tuần, có khả năng vùng viêm nhiễm đã lan rộng. Đây là tình trạng nghiêm trọng, cần được điều trị sớm để tránh dẫn tới các biến chứng khác.
Vết loét đỏ ở lưỡi không lành sau 2 tuần cần được điều trị sớm để tránh dẫn tới các biến chứng khác
Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư nướu răng?
Uống rượu
Rượu và các đồ uống có cồn chứa các chất độc tế bào như nitrosamine, urethane và ethanol làm gia tăng nguy cơ ung thư. Tiếp xúc lâu dài với cồn còn làm khô phần thịt bao quanh răng, dẫn đến tổn thương mạn tính và thúc đẩy sự phát triển bất thường của tế bào, tạo điều kiện hình thành u cục.Hút thuốc lá
Thuốc lá truyền thống hay thuốc lá điện tử đều chứa nicotine và nhiều chất độc hại khác. Những chất này tác động trực tiếp lên niêm mạc miệng (bao gồm lợi) gây tổn thương và tiến triển thành ung thư biểu mô nếu không được kiểm soát kịp thời.Cùng với đó, nhiễm HPV (Human Papillomavirus) và tổn thương mãn tính như đeo răng giả không đúng cách hoặc thói quen nghiến răng có thể gây tổn thương cho mô nâng đỡ răng, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư lợi.Phương pháp điều trị bệnh ung thư nướu răng
Bác sĩ sẽ cắt bỏ u cục và các mô nướu bị tổn thương xung quanh. Khối u nhỏ thường được loại bỏ bằng phẫu thuật mở nhỏ, trong khi khối u lớn cần phẫu thuật rộng hơn. Thêm vào đó, phẫu thuật có thể đi kèm với nạo hạch bạch huyết để kiểm soát nguy cơ di căn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần điều trị để phục hồi các vùng tổn thương trong khoang miệng.Có thể thấy, phẫu thuật là phương pháp hiệu quả trong việc loại bỏ hoàn toàn vùng tổn thương khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy vậy, tỷ lệ tái phát vẫn có thể xảy ra nếu ung thư đã lan rộng hoặc không được loại bỏ triệt để.Đây là phương pháp sử dụng tia xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, thường áp dụng cho ung thư lợi ở giai đoạn đầu khi vết loét còn nhỏ. Xạ trị kết hợp với hóa trị để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, việc tái phát có thể xảy ra nếu ung thư đã lan đến các vùng xung quanh. Đối với những trường hợp ung thư lợi giai đoạn đầu, tỷ lệ điều trị thành công là khá cao, nhưng vẫn cần theo dõi thường xuyên.Phương pháp này sử dụng các loại hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư đã di căn. Hóa trị được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt kết quả tốt nhất. Nhưng hóa trị cũng không giúp điều trị dứt điểm trong một số trường hợp như ung thư di căn xa, tế bào bất thường không phẫu thuật được.Ngoài các phương pháp điều trị ở trên, bác sĩ có thể kê đơn thêm các loại thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc chống nôn để giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng khó chịu. Việc sử dụng thuốc sẽ được chỉ định dùng trước, trong hoặc sau các phương pháp điều trị chính, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc như thuốc giảm đau hoặc chống viêm để giảm các triệu chứng của bệnh
Vậy ung thư nướu răng sống được bao lâu? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thời gian phát hiện, sức khỏe hiện tại và các phương pháp điều trị.Người ta ước tính được rằng:
- Những người phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 và 2: Có thể sống 3 năm hoặc hơn chiếm 80%.
- Những người phát hiện bệnh ở giai đoạn 3 và 4: Tỷ lệ sống trên 3 năm thấp hơn chỉ khoảng 50%.
Nhìn chung, ung thư nướu răng có thể điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng việc kéo dài sự sống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, điều quan trọng nhất là phát hiện được bệnh càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh càng cao. Cách phòng tránh ung thư nướu răng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách:
Đánh răng đều đặn, có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng và mô mềm xung quanh. Ngoài ra, việc giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm nha chu,... là các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư miệng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh:
Ăn nhiều rau quả, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch. Nhờ đó, bảo vệ niêm mạc miệng, giúp làm lành vết thương và duy trì mô nâng đỡ răng khỏe mạnh. Cần tránh thực phẩm có hại như đồ ăn quá nóng, lạnh hoặc quá cay. Các món ăn này có thể gây tổn thương biểu mô và nướu, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm kéo dài, là yếu tố tạo điều kiện cho sự hình thành tế bào ung thư.
- Không sử dụng thuốc lá và hạn chế rượu bia:
Các hóa chất trong thuốc lá và bia rượu có thể trực tiếp làm hỏng tế bào trong nội mạc miệng và lợi. Hạn chế hoặc ngừng sử dụng các chất này giúp bảo vệ mô mềm xung quanh răng và giảm thiểu nguy cơ ung thư nướu.Thăm khám nha sĩ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trên lợi và răng. Từ đó, can thiệp kịp thời, điều trị triệt để và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
- Tiêm phòng HPV: Nên tiêm phòng HPV để phòng ngừa các loại ung thư liên quan.
Đảm bảo không có các tổn thương kéo dài hoặc viêm nhiễm tại lợi. Viêm nhiễm lợi kéo dài sẽ tạo ra môi trường viêm mãn tính, trong đó các tế bào miễn dịch bị kích thích và sản xuất ra các chất gây viêm, làm hỏng các tế bào khỏe mạnh, tạo điều kiện cho ung thư phát triển.Ung thư nướu răng là một căn bệnh đáng lo ngại, nhưng hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa. Hãy chia sẻ thông tin này với những người xung quanh để cùng nhau chăm sóc răng miệng và giảm nguy cơ mắc bệnh này. Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:Hotline: 0976 654 560
Email: [email protected]
Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội